HỘP ĐEN ÔTÔ( THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH)
HỘP ĐEN ÔTÔ
HỘP ĐEN Ô TÔ LÀ GÌ?
Hộp đen là tên gọi của một loại thiết bị lưu trữ thông tin lộ trình thường được gắn trên các phương tiện giao thông và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau. Có hai loại hộp đen phổ biến là hộp đen cho máy bay và trên các phương tiện xe cơ giới (cụ thể là ôtô).
Hầu như trong tất cả các vụ tai nạn giao thông, cơ quan điều tra luôn tìm kiếm hộp đen để kiểm tra dữ liệu nhằm xác định nguyên nhân gây ra tai nạn. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ hộp đen là gì? Và công dụng nó như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ được thắc mắc trên một cách chi tiết nhất.
Hộp đen ô tô hay còn được gọi là hộp đen định vị GPS, là thiết bị giám sát hành trình duy chuyển được gắn trên các loại xe ô tô, ô tô tải… Hộp đen được thiết kế với phù hợp với các loại phương tiện khác nhau và có kích thước khá nhỏ. Thiết bị này được thiết kế vô cùng chắc chắn, trong đó vỏ hộp đen được làm bằng kim loại có khả năng chống được lực va đập mạnh cũng như chống sốc rất tốt. Đặc biệt, thiết bị này vẫn có thể bảo toàn nguyên vẹn mọi thông tin trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả khi ở nhiệt độ tăng cao đến 80°C.
Hộp đen ô tô lắp đặt ở những vị trí không cố định, tùy từng loại xe. Tuy nhiên, nó phải được lắp đặt không ảnh hưởng tới những thiết bị khác. Hộp đen ô tô hiện nay chủ yếu có 2 loại: hộp đen có dây và không dây. Tuy nhiên, loại hộp đen không dây hiện nay được sử dụng khá phổ biến do có nhiều ưu điểm như giá cả hấp dẫn, dễ lắp đặt, thuận tiện sử dụng và khá bền. Nhưng cần lưu ý kiểm tra lượng pin thường xuyên để tránh tình trạng hết pin.
Hộp đen ô tô sẽ được kết nối với hệ thống máy chủ và được quản lý trực tuyến thông qua trung tâm giám sát SMS/GPRS/GPS. Người sử dụng xe sẽ theo dõi thiết bị này qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Hộp đen ô tô sẽ cập nhật và hiển thị tất cả mọi thông tin hành trình về màn hình trung tâm và người dùng sẽ dễ dàng giám sát hơn.
Ở Việt Nam, các xe otô thuộc các doanh nghiệp vận tải khi đi đăng kiểm đều bắt buộc phải có trang bị hộp đen GPS mới được phép lưu hành. Đây là một trong những bước tiến quan trọng, đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông công cộng mà nước ta đang hướng tới.
Nếu bạn là một doanh nghiệp vận tải, có trong tay hơn chục chiếc xe công vụ. Nếu không quản lý sát sao, số tiền hao phí xăng dầu có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Bản thân các nhân viên khi biết xe công được quản lý trên từng km, họ sẽ hạn chế việc dùng xe công làm việc riêng.
- Cấu tạo của hộp đen ô tô
- Chíp định vị GPS: có tác dụng hiển thị vị trí tọa độ của phương tiện trên bản đồ
- Ăng ten GSM: giúp cho quá trình truyền dữ liệu diễn ra liên tục
- Bộ xử lý: thu nhận thông tin
- Màn hình hiển thị và cảnh báo: hiển thị mọi thông tin về tình trạng của xe
- Bộ phận thu nhận thông tin lái xe: Đây là bộ phận nắm vai trò quan trọng của hộp đen ô tô, bao gồm đầu đọc thẻ lái và thẻ nhận dạng lái xe.
Công dụng của hộp đen
Hộp đen ô tô có tác dụng giám sát, lưu trữ mọi thông tin hành trình khi tham gia giao thông:
- Thông tin của chiếc xe và tài xế như: biển số xe, trọng tải, giấy phép lái xe…
- Định vị vị trí của chiếc xe
- Xác định được vận tốc, quãng đường di chuyển của xe
- Hiển thị thông tin về địa điểm, vị trí dừng, đỗ xe
- Quản lý lượng tiêu thụ nhiên liệu
- Kết nối với camera giám sát để quản lý số hành khách trên xe, quản lý tài xế
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ TRANG BỊ HỘP ĐEN CHO XE ÔTÔ
Tại Chương III, Điều 14, Khoản 1 và 3 của Nghị định 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có nêu:
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây.
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối vớixe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
- XE KINH DOANH VẬN TẢI KHÔNG TRANG BỊ HỘP ĐEN Ô TÔ SẼ BỊ XỬ PHẠT BAO NHIÊU?
Tại khoản 3, Điều 24, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Ngoài ra, khoản 4, Điều 28 của NĐ 46/2016/NĐ-CP cũng quy định:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồngđối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngđối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;
Đồng thời, theo điểm đ, Khoản 4, Điều 22 của Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định: Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 1 tháng của xe ô tô vận tải hàng hóa không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỘP ĐEN ADSUN TMS-T90(nguồn: Youtobe)
Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng HUỲNH LONG CAMERA trong suốt thời gian qua. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong công việc giám sát an ninh.
Gọi đến HUỲNH LONG CAMERA để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn:
HUỲNH LONG CAMERA chuyên tư vấn, lắp đặt camera quan sát tại Phan Rang – Ninh Thuận, sản phẩm đảm bảo hàng chính hãng Vantech phân phối tại Vantech Phan Rang, Vantech Ninh Thuận. Nhắc đến Camera Phan Rang, Camera Ninh Thuận đã có Huỳnh Long Camera giúp bạn có được “giải pháp an ninh, chuyên nghiệp và hiệu quả!!!”
Địa chỉ: 140 Thống Nhất, Phan Rang, Tháp Chàm
Hotline: 0259.625.0767 – 0946.436.299
Website: http://thietbianninhphanrang.vn/